Được cưng chiều, nàng ta chưa bao giờ nghĩ tới sẽ dính dáng đến am Từ Vân, nói gì đến việc có ngày bị đưa vào đây.
Không đâu, phụ hoàng cả giận đấy thôi, phụ hoàng cưng chiều nàng ta là thế, nhất định là không nỡ đối xử với nàng ta như vậy đâu! “Buông bổn cung ra! Buông bổn cung ra! Phụ hoàng, bổn cung muốn gặp phụ hoàng! Phụ hoàng, con sai rồi, con sai rồi...” Công chúa Hi Bình gào khóc, không ngừng giãy giụa, nước mắt nước mũi dính tèm lem trên mặt, bộ dạng thanh cao dịu dàng trước kia mất sạch.
Nhưng cánh tay của những binh lính Tả Dực Vệ cứng như sắt đã ngăn công chúa Hi Bình lại, kéo nàng ta ra khỏi điện Tử Thần.
Chỗ hành lang gấp khúc bên cạnh điện Tử Thần, một người phụ nữ mặc y phục trong cung nhìn công chúa Hi Bình bị kéo đi, nước mắt lưng tròng nhưng vẫn không nhúc nhích.
Vị cô cô đứng bên cạnh người phụ nữ này vội nói: “Nương nương, điện hạ điện hạ sắp bị đưa đến am Từ Vân rồi, nương nương mau cầu xin cho điện hạ đi ạ!” Phu nhân mặc y phục trong cung lắc đầu, không nói gì, nước mắt tuôn rơi.
Đi đến am Từ Vân cũng tốt, còn có thể giữ lại tính mạng.
Sao bà ta lại không biết con gái mình là người như thế nào cho được? Hi Bình có dã tâm quá lớn, sai rồi, sai rồi! Đêm đó, chuyện công chúa Hi Bình được trình lên đỉnh Xu Vân.
Nghe đề kỵ bẩm báo xong, Uông Ấn nhếch môi, lạnh lùng sai bảo: “Có thể làm việc kia rồi!”
Công chúa Hi Bình muốn cứ như vậy vào am Từ Vân? Không dễ thế đâu! Dám cả gan xông vào phủ đệ của hắn.
Hắn nhất định sẽ trả lại gấp bội những uất ức mà cô gái nhỏ đã phải chịu Sáng sớm hôm sau, trống Đặng Văn của phủ Kinh Triệu vang tiếng gõ.
Tiếng trống dồn dập đã trực tiếp đánh thức rất nhiều người bừng tỉnh khỏi giấc mộng.
Trống Đặng Văn là do hoàng đế Thái Tông của Đại An cho dựng lên, với ý nghĩa là dùng tiếng trống vang vọng để bày tỏ nỗi oan tình thấu đến tận trời xanh.
Đây là một trong những cách kêu oan của triều Đại An.
Trống Đặng Văn quan trọng như vậy nên để tránh có người mượn việc gây ầm ĩ, tùy tiện đánh trống, triều Đại An đã thiết lập quy chế Đăng Văn vô cùng nghiêm ngặt.
Điều quan trọng nhất trong đó là bất kể có oan khuất hay không thì trước tiên đều phải đến phủ Kinh Triệu chịu ba mươi “gậy trách nhiệm”.
“Gậy trách nhiệm” của phủ Kinh Triệu là trường còn được bọc sắt ở hai đầu, chịu ba mươi gậy này chắc chắn sẽ tổn hại đến cơ thể, không bị thương nặng thì cũng tử vong.
Chính vì thế nên rất ít người bén mảng dùng đến nó, trống Đặng Văn đã yên lặng bao năm qua, ngay cả phủ nha Kinh Triệu cũng quen coi nó như một vật để trang trí.
Nay trống Đặng Văn vang tiếng gõ vì chuyện gì? Phủ doãn Kinh Triệu - Tần Phương bị thuộc hạ đánh thức gấp, lập tức khoác áo phi ngựa như bay đến phủ nha.
Sau khi nghe rõ bẩm báo của cấp dưới, Tần Phưởng âm thầm thở phào nhẹ nhõm, nét mặt dần bình tĩnh lại.
Nhưng thiếu doãn phủ Kinh Triệu - Từ Yến Đình lại toát mồ hôi lạnh đầy trán, run rẩy nói: “Đại nhân...
chuyện...
này liên quan đến công chúa hoàng gia.
Làm thế nào cho phải bây giờ?” Hóa ra người đánh trống Đặng Văn là một quản sự trong phủ công chúa Hi Bình.
Tên quân sự này tố cáo công chúa Hi Bình đã hành hạ nữ quan* đến chết, tố cáo trưởng sử” của phủ công chúa là Kha Mộc Lãng đã vẽ đường cho hươu chạy, nối giáo cho giặc, vân vân.
(*) - Nữ quan: là cung nữ có địa vị cao cấp.
Họ có phẩm cấp và lương bổng như mệnh nam quan, có nhiệm vụ quản lý cung nữ trong hậu cung, có thể chăm nom giúp đỡ các hoàng tử, công chúa, hay thậm chí các phi tần trong việc giáo dục.
Các nữ quan có hai dạng xuất thân, một là từ cung nữ thấp hèn đề bạt lên, hai là các người có học thức được tuyển chọn và trao vào hầu hạ thân tín.
- Trưởng sử: là chức quan chịu trách nhiệm ban bố các sắc lệnh trong phủ công chúa.
Việc này liên quan đến công chúa hoàng tộc, mà vị công chúa này lại chính là công chúa Hi Bình vừa bị phanh phui chuyện tằng tịu với Bích Sơn Quân.
Đây chắc chắc không phải chuyện đơn giản.
Từ Yến Đình cảm thấy sống lưng lạnh toát, trán vã mồ hôi, ngay cả bước chân cũng không vững.
Tần Phương vẫn mang vẻ mặt bình thường, thoáng liếc nhìn Từ Yến Đình rồi nói: “Triều Đại An quy định đặt trống Văn Đăng ở phủ Kinh Triệu, nếu đã có người đến đánh trống thì cứ theo lẽ công bằng mà giải quyết.
Hoảng cái gì?” Từ Yến Đình tức thì mở to hai mắt, hơi há miệng, đầu óc có phần hoang mang.
“Hoàng đế Thái Tông đã cho dựng trống Đặng Văn chính là hi vọng oan tình được giải.
Bất kể là ai, có địa vị, thân phận gì, đã phạm tội thì đương nhiên cứ phải theo quy củ mà xử phạt!” Tần Phương đáp với giọng điệu thậm chí có thể nói là rất bình tĩnh.
Từ Yến Đình vẫn lơ mơ, lẩm bẩm đáp: “Nhưng mà, đại nhân ...
đây là công chúa điện hạ đấy..”.
Tần Phương lại liếc nhìn Từ Yến Đình lần nữa: “Phải, công chúa điện hạ.
Chẳng phải công chúa điện hạ sắp bị đưa vào am Từ Vân sao? Ngươi sợ cái gì, cứ xử lý theo lẽ công bằng là được!” Lời nhắc nhở này kéo Từ Yến Đình dần dần lấy lại tinh thần, ngộ ra sự tình: “Vâng, thưa đại nhân.
Hạ quan biết nên làm thế nào rồi!” Đúng vậy, công chúa điện hạ sắp bị đưa vào am Từ Vân, về cơ bản không thể ra ngoài nữa, chẳng khác nào bị vứt bỏ rồi.
Một vị công chúa bị vứt bỏ còn làm được trò trống gì? Không sợ, không sợ!