Hiện giờ, người trông coi công việc ở Kinh Triệu là Thổi Viêm, nhân vật đứng đầu đời thứ hai của dòng họ, cũng chính là anh ruột của Thôi thị.
Lư Hoàng và Thôi thì đã trao đổi tin tức về vụ việc ở lầu Phân Cam với Thổi Viêm, nhưng sự việc càng lúc càng lớn nên Thôi thị trực tiếp đến gặp anh cả của mình nhằm xin giúp đỡ nhiều hơn.
“Người cháu này của Ý vương từng được hoàng thượng khen ngợi, e rằng phủ Ý vương sẽ không cho qua đâu...
Việc này khó đấy.” Thội Viêm nói, thỉnh thoảng lại lắc đầu.
Nhà họ Thôi và nhà họ Lư đều là danh gia vọng tộc, còn giữ quan hệ thống gia, hai nhà như cây liền cành.
Nhà họ Lư xảy ra chuyện, nhà họ Thôi tất nhiên sẽ không khoanh tay đứng nhìn.
Nhưng lần này, người mà nhà họ Lư động vào là Ý vương.
Ý vương là hoàng thân quốc thích, cho dù không được hoàng thượng coi trọng thì cũng không dễ đắc tội với ông ta đâu.
Nếu chỉ mình phủ Ý vương làm ầm lên còn đỡ, sợ là hoàng thượng sẽ nể tình hoàng tộc mà thiên vị phủ Ý vương phần nào.
Vậy thì nhà họ Lư sẽ phải trả cái giá rất đắt.
Đương nhiên Thôi Viêm muốn giúp đỡ em gái ruột và cháu trai của mình, nhưng chung quy phía sau ông ta còn có cả nhà họ Thôi và nhiều con cháu cần được che chở, nên giúp thế nào cũng cần phải cân nhắc kĩ càng.
Hiện tại còn chưa đo được vũng nước nông sầu ra sao, nhà họ Thôi không thể tùy tiện lội xuống được.
Nghe Thôi Việm rõ ràng là có ý thoái thác, Thôi thì đỏ hoe mắt, nói: “Ca, ca còn không biết tính của Giản nhi thể nào hay sao? Sao nó lại mạnh tay với cháu trai của Ý vương như vậy được? Đây rõ ràng là bị kẻ khác lợi dụng!” Bà ta nghẹn ngào nói tiếp: “Nhất định là Giản nhi đã trúng phải thủ đoạn thâm độc.
Tướng công muội đoán Uông Ấn của Đề Xưởng đứng đằng sau chuyện này, Uông Ấn hẳn có ý ra tay với các gia tộc lớn!” Thổi Viêm bỗng sầm mặt, nhưng lại không quá tin tưởng lời nói này: “Em rể nói Uông Ấn định ra tay với các gia tộc lớn sao? Không thể nào, hắn nào có lá gan đó!” “Ca, với bản lĩnh của Đề Xưởng, ắt hắn đã nắm rõ động thái của các gia tộc lớn từ lâu rồi, sợ rằng kế hoạch kia đã chẳng còn là bí mật nữa.
Tướng công muội nói đây là đòn phủ đầu của Uông Ấn...
Chuyện như thế này nhất định không chỉ xảy ra với riêng nhà họ Lư, mà chắc chắn sẽ lần lượt đến với những nhà khác.” Thôi thì đáp, giọng nói sắc bén hơn không ít.
Tất nhiên, đây đều do Lư Hoàng dặn dò tỉ mỉ, bảo bà ta nhất định phải nói thẳng trước mặt Thôi Viêm.
Thôi thì không quan tâm là thật hay giả, chỉ cần giúp được cho con trai của mình là chắc chắn sẽ không bỏ sót một chữ.
Thổi Viêm quan sát em gái mình một lượt, khẽ nhíu mày.
Ông ta rất thận trọng, vì kế hoạch liên kết giữa các gia tộc còn liên quan đến Để Xưởng nên vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Sao kế hoạch này lại bị Đề Xưởng biết được? Sự tình chưa đâu vào đâu, cho dù có biết cũng sẽ án binh bất động, chứ sao lại công kích một cách rầm rộ như vậy? Danh gia vọng tộc không giống như gia tộc của Khúc Công Độ, không phải chỉ có một hai nhà.
Nếu Uông Ấn thật sự dám động vào thì cả Đại An cũng sẽ rung chuyển theo.
Dẫu cho hắn có gan, Thổi Viêm cũng không tin hắn sẽ gây nên sóng gió như thế chỉ vì một ả vợ bé hèn mọn.
Trước đây Đề Xưởng đâu có dấu hiệu muốn đối phó với các gia tộc lớn.
Thôi thì gật mạnh đầu, đáp: “Ca, tướng công muội quả thực đã nói vậy, nói những gia tộc lớn chắc chắn sẽ gặp họa.
Ca đừng trách muội không báo trước, mau chóng đưa ra quyết định, sớm có sự chuẩn bị mới được.” Thôi Viêm còn định nói gì đó thì phu nhân của ông ta là Lý thị bỗng vội vàng đi tới, hoảng hốt nói: “Tướng công, xảy ra chuyện rồi, trong nhà cũng có chuyện rồi!” Hóa ra, đám con cháu nhà họ Thôi gặp chuyện, cũng giống như nhà họ Lư, đều là những người được gửi gắm kỳ vọng vướng vào.
Tuy không phải là tranh giành hoa khôi hay xung đột với tá điền, nhưng cũng gây tổn hại đến thanh danh của nhà họ Thôi.
Nhà họ Thôi có một người là Thôi Vân Tụ, nổi danh ở Kinh Triệu nhờ tài văn thơ, được người đời gọi là “Vấn Trung Quân”, rất được các sĩ tử rất ủng hộ và yêu mến.
Không biết thế nào mà hiện giờ ở Kinh Triệu đang loan tin toàn bộ văn thơ của Thôi Vân Tụ đều là do người khác viết thay, còn đồn rằng, từng sao chép văn thơ của người bạn đồng môn có xuất thân hàn vi là Lục Tân Đường, sau cùng bị y dùng quyền thế, tiền tài để đe dọa, Lục Tân Đường không dám lên tiếng.
Nay Lục Tân Đường không nhịn được nữa, sau khi vạch trần mọi chuyện thì đã lao đầu vào cột đá của miếu thờ Quốc Tử Giám, không tiếc lấy cái chết để tố cáo rõ ràng vụ đạo văn.
Tất nhiên là Lục Tấn Đường vẫn còn sống, nhưng bất luận là thật hay giả, Thôi Vân Tụ vẫn bị mọi người đàm tiếu, ảnh hưởng lớn tới thanh danh của nhà họ Thôi.
Nghe tin, Thổi Viêm tức giận tái mét mặt, không nói nổi nên lời.
Thôi Vân Tụ là người được nhà họ Thôi dày công xây dựng hình tượng, đương nhiên là có tài năng và học vấn, nhưng để đạt được danh hiệu “Vân Trung Quân” thì phần nhiều do nhà họ Thôi mưu tính, đúng là có nhờ người trau chuốt lại một vài chỗ trong số những bài văn hay của Thổi Vân Tụ.
Nhưng đã che giấu những việc này rất kín kẽ rồi kia mà, sao đột nhiên lại lòi ra tên Lục Tân Đường kia? Dưới sự tra hỏi nghiêm khắc của Thổi Viêm, Thôi Vân Tụ đỏ mặt thừa nhận quả thực đã từng đạo văn của Lục Tân Đường, còn đe dọa Lục Tân Đường không được để lộ ra ngoài.
Lục Tân Đường vốn chỉ là kẻ yếu đuối, gia cảnh lại cực kì nghèo túng.
Thôi Vân Tụ đâu ngờ Lục Tân Đường lại có gan vạch trần sự thật? “Bá phụ, cháu biết lỗi rồi, sau này cháu nhất định sẽ nghiên cứu thơ văn cẩn thận, sẽ không như thế nữa...” Thôi Vân Tụ phủ phục bên chân Thổi Viêm mà khóc lóc.
Thổi Viêm chẳng hề nể nang, duỗi thẳng chân đáy ra, mắng chửi thậm tệ: “Đồ con cháu bất hiếu, lần này nhà họ Thôi đã bị mày làm liên lụy đến mức thê thảm rồi!” Với các gia tộc lớn mà nói, đôi khi thể diện còn quan trọng hơn cả tính mạng.
Sở dĩ nhà họ Thôi được coi là danh gia vọng tộc chính là vì thể diện.
Giờ thì còn thể diện ở đâu nữa! Lúc này còn chưa giúp đỡ được cháu trai Lư Giản thì họ Thôi đã gặp chuyện rồi, thật sự đau đầu! Chuyện của Thôi Vân Tụ xảy ra quá đột ngột, nhất định là đã có người lên kế hoạch đằng sau.
Kẻ nào có khả năng bới móc chuyện nhà họ Thôi đã giấu rất kín kẽ? Và còn tận lực nhắm vào nhà họ Thôi? Ngay sau đó, Thổi Viêm còn biết được, hóa ra tai tiếng không chỉ xảy ra với mỗi nhà mình, mà nhà họ Liễu ở Hà Đông, nhà họ Vương ở Thái Nguyên cũng lần lượt gặp bê bối, các gia tộc đều chịu tổn thất nặng nề.
Nếu so ra thì chuyện Lư Giản làm cháu trai của Ý vương bị tàn phế là nghiêm trọng nhất.
Đến tận lúc này, Thôi Việm mới tin lời em rể Lư Hoàng của mình nói là thật, chỉ có con quái vật khổng lồ Đề Xưởng mới có bản lĩnh và lá gan vạch trần chuyện xấu của nhiều danh gia vọng tộc như vậy.
Xem ra, Đề Xưởng và Uông Ấn thực sự muốn đối đầu với các gia tộc lớn!
Sau khi nhận thức được vấn đề, các gia tộc liền lựa chọn nhanh chóng bắt tay lại, vừa cố gắng giải quyết rắc rối của chính nhà mình, vừa sôi nổi lên tiếng tỏ thái độ bênh vực cho nhà họ Lư.
Các danh gia vọng tộc liên kết với nhau tạo thành một thế lực hết sức lớn mạnh.
Bởi vậy, cho dù Ý vương là hoàng thân quốc thích cao quý thì vẫn không dám đối đầu trực diện.
Nhờ sự nhắc nhở của người có lòng, Ý vương Trịnh Bất Ngu đã nhanh chóng lôi ra những chuyện phạm pháp của nhà họ Lư như chiếm đoạt ruộng đất, dung túng cho con cháu làm việc ác, vạch trần trước mặt hoàng thượng.