Thái Châu ở đạo Sơn Đông, bởi đạo Sơn Đông chú trọng nghiệp đèn sách nên có địa vị ở Thái Châu là cực kì quan trọng.
Chu Vân xuyên leo được lên vị trí này, đề kỵ đương nhiên không thể coi thường.
Sau khi Diệp Tuy nhắc đến, đề kỵ càng chú trọng điều tra tường tận hơn, những ghi chép về Chu Vân Xuyên đã xếp thành một tập thật dày.
Bởi vậy, Uông Ấn biết Chu Vân Xuyên là người rất có tài, làm quan một phương được bách tính kính yêu.
Trong lúc nhậm chức thứ sử Thái Châu, hắn ta đã nỗ lực thúc đẩy nền văn học, liên kết các nhà Nho lớn ở đạo Sơn Đông, bỏ tiền xây dựng lớp học ở các huyện thuộc Thái Châu.
Mặc dù phần đông học trò của những lớp học này xuất thân từ nhà quan lại hoặc phú thương nhưng cũng có không ít con em nhà nghèo.
Hơn nữa, Chu Vân Xuyên còn nỗ lực khởi xướng thành lập Hội quán Thái Châu tại Kinh Triệu và chín đạo lớn còn lại trong nước để thu xếp chỗ ăn ở đi lại cho những sĩ tử Thái Châu.
Mấy năm gần đây, số lượng học trò của Thái Châu nhiều hơn những châu khác chính là nhờ chính sách của Chu Vân Xuyên, đây cũng là thành tích của hắn ta.
Lúc Ti Khảo Công của Lại Bộ kiểm tra đánh giá thứ bậc quan viên đã đánh giá Chu Vân Xuyên xếp bậc một nhị đẳng, đây là sự tán thưởng vô cùng cao.
Nhờ cấp bậc xếp hạng của Ti Khảo Công, con đường làm quan của Chu Vân Xuyên có thể nói là vô cùng sáng sủa rộng mở.
Cho nên trước kia, khi Diệp Tuy hỏi thăm bông Ẩn rằng Ta Lộc Niên mà nghỉ hưu thì vị trí thái thường khanh sẽ do ai thay thế, Uông Ấn mới nói là Chu Vân Xuyên.
Lúc này, Chu Vân Xuyên đang trình bày trước mặt Vĩnh Chiêu Đế, kể lại một cách rất tường tận và rất thú vị về con người và phong tục ở Thái Châu bằng giọng điệu rõ ràng, thoải mái.
Mặc dù hắn ta không nhắc một chữ nào tới thành tích của mình, nhưng dân chúng Thái Châu vui vẻ hòa thuận, học trò cũng hơn nhiều so với các châu khác, đây chẳng phải đều là công lao của Chu Vân Xuyên hay sao? Uông Ấn đã gặp quá nhiều quan viên, bọn họ khúm núm ở trước mặt Vĩnh Chiểu Đế, cho dù có lập được công lao to bằng trời thì cũng không dám kể ra, đương nhiên sẽ lưu lại ấn tượng không tốt với hoàng thượng.
Nhưng có thể nói cho hay cũng là bản lĩnh không tầm thường, Chu Vân Xuyên ở trước mắt không phải chính là như thế sao? Vĩnh Chiểu Để hết sức tập trung lắng nghe, nỗi buồn phiền trong lòng bất giác biến mất.
Ông ta cười to, nói: “Nghe ái khanh kể vậy, trẫm cũng rất muốn đến Thái Châu vi hành.
Thái Châu có thứ sử như ái khanh là điều may mắn của dân chúng, cũng là điều may mắn của trẫm!” Vẻ mặt Uông Ấn vẫn không đổi nhưng trong lòng lại khẽ than: Sự may mắn của đế vương, cách nói này thường dùng để miêu tả những bề tôi là cánh tay đắc lực, chắc hẳn hoàng thượng cực kì hài lòng với Chu Vân Xuyên nên mới có thể thản nhiên thốt ra lời cảm thán này.
Chu Vân Xuyên hơi cúi người, vẻ cảm kích với ơn huệ của bậc quân chủ hiện lên trên mặt.
Hắn ta trịnh trọng đáp: “Thần cảm kích sự trọng dụng của hoàng thượng! Có thể nhậm chức thứ sử Thái Châu là may mắn của thần, nhưng hơn hết vẫn là nhờ ân đức sâu đậm của hoàng thượng.” Hắn ta dừng lại một lát rồi nói tiếp: “Vi thần không thể báo đáp ơn sâu của hoàng thượng, chỉ có thể dùng hết khả năng của mình! Vì thế, thần đã biên soạn một cuốn sách, khẩn cầu hoàng thượng xem xét.” Nói rồi, hắn ta lấy một cuốn sách hơi mỏng từ trong ngực ra, cung kích dâng lên cho Vĩnh Chiêu Đế, rồi lui sang một bên chờ chỉ thị của ông ta.
Lúc Chu Vân Xuyên dâng sách, cho dù hắn ta có nói năng khiêm tốn hơn nữa, cho dù cuốn sách này rất mỏng thì vẫn chứng tỏ mức độ quan trọng của nó.
Trong cuốn sách này viết nội dung gì? Bởi vì tán thưởng Chu Văn Xuyên nên tâm tình của Vĩnh Chiêu Để rất đỗi vui mừng, ông ta nhận lấy cuốn sách và mở ra.
Vừa đọc qua, nét mặt ông ta đã hơi thay đổi, động tác không hề dừng lại, tiếp tục lật đọc những trang sau.
Cuốn sách rất mỏng, chẳng tốn nhiều thời gian đã đọc xong.
Vĩnh Chiêu Để đã đóng sách lại, mặt mày không giấu được sự vui sướng, lại cảm thán lần nữa: “Có bề tôi như ái khanh đúng là điều may mắn của trẫm!” Nghe vậy, Uông Ấn hơi ngước mắt lên, thản nhiên liếc nhìn Chu Vân Xuyên.
Hoàng thượng đã nói may mắn đến lần thứ hai, rốt cuộc bên trong cuốn sách của Chu Vân Xuyên đã viết những gì? Lúc này, Vĩnh Chiểu Để vẫn còn đang tấm tắc khen ngợi Chu Vân Xuyên: “Cách xem xét tài năng mà dùng người được viết trong cuốn sách quả thật là quá tuyệt vời! Phải để quan viên Lại Bộ đọc cuốn sách này mới được! Cuốn sách này của ái khanh rất hay, rất hay!” Theo yêu cầu của Vĩnh Chiêu Đế, Chu Vân Xuyên trình bày tỉmỉ nội dung viết trong sách một cách vô cùng cụ thể kĩ lưỡng.
Uông Ấn đứng cạnh lắng nghe, cũng không nhịn được mà để lộ ánh mắt tán thưởng Chu Vân Xuyên.
Thì ra cuốn sách này ghi chép những cách nhìn tài năng để dùng người mà Chu Vân Xuyên tự ngẫm ra hoặc nghe được từ người khác trong thời gian làm quan.
Trong đó nhân tài được chia thành năm cấp độ, đánh giá dựa theo chín phương diện là: thần, tinh, cân, cốt, khí, sắc, nghi, dung, ngôn.
Chu Vân Xuyên diễn giải “thần” là “Trông mặt mà bắt hình dong”, lại vừa là “Phẩm chất của một con người đều học qua đôi mắt”, ý nói tính cách phẩm chất của một người có yếu tố bẩm sinh, nhưng cũng do hoàn cảnh trau dồi mà hình thành nên.
Sau phương diện “thần”, hắn ta tiếp tục giải thích các phương diện khác một cách đặc sắc.
Rồi từ các phương diện đó, phân chia nhân tài thành năm cấp độ.
Đó chính là “kiêm đức, kiếm tài, thiên tài, y tự, gian tạp”.
Đánh giá người theo những cấp độ này rồi mới thảo luận xem nên dùng như thể nào, đặt vào vị trí gì.
Các quan điểm nêu trong sách có một số được các quan viên trong triều biết và làm theo, nhưng từ trước tới giờ chưa từng có ai tổng hợp lại, Chu Vân Xuyên đã mở ra tiền lệ.
Quan trọng hơn là hắn ta đưa ra rất nhiều cách nhìn độc đáo, hơn nữa còn đúc kết thành lí thuyết hoàn chỉnh, có thể đưa vào để ứng dụng thực tế.
Dù rằng trong những quan điểm này có không ít điều bất công, cũng có không ít sai sót, những biện pháp mới lạ nên vẫn cung cấp cho Lại Bộ một luồng suy nghĩ mới nhằm tuyển chọn nhân tài.
Tới lúc này, cuối cùng Uông Ấn đã hiểu rõ tại sao Chu Vân Xuyên lại trở thành thượng thư Lại Bộ.
Hơn nữa, hoàng thượng tán thưởng Chu Văn Xuyên như thế, nếu thật sự có cơ hội thì Chu Vân Xuyên nhất định sẽ một bước lên mây, trở thành tâm phúc của hoàng thượng.
Lúc này, Vĩnh Chiêu Để rất đỗi vui mừng mà ra lệnh: “Người đâu, ban thưởng! Trẫm muốn ban thưởng xứng đáng cho ái khanh!”
Miệng vàng của Vĩnh Chiêu Để đã mở, tặng phẩm mà Chu Vân Xuyên được ban thưởng tất nhiên sẽ không nhỏ.
Ngoài ban thưởng về vật chất, Vĩnh Chiếu Đế còn lệnh cho Chu Vân Xuyên ở lại ngự trướng, thỉnh thoảng lại hỏi về kiến giải của hắn ta, ngay cả khi những quan viên khác vào trong trường bẩm báo thì Vĩnh Chiểu Để cũng hỏi ý kiến Chu Vân Xuyên.
Cứ như vậy, trên đường đi tới Mậu Lĩnh viểng hoàng lăng, Chu Vân Xuyên đã trở thành tâm phúc bên cạnh hoàng thượng, dường như đến cả Uông Ấn cũng không sánh bằng.
Uông Ấn thờ ơ nhìn Chu Vân Xuyên thể hiện, nhưng đề kỵ lại không hề có động tĩnh gì.
Uông Ấn lấy làm nghi hoặc trong lòng, mặc dù Chu Vân Xuyên có bản lĩnh và năng lực thật sự, nhưng muốn trở thành thượng thư Lại Bộ thì hiển chút kế mọn thôi chắc chắn là chưa đủ, vẫn cần một thời cơ đặc biệt.
Cơ hội này sẽ là gì đây? Hoàng làng đã mỗi lúc một gần, Uông Ấn cũng cảm thấy cơ hội đó sẽ tới nhanh thôi, hắn đang yên lặng chờ đợi.
(*) Chín phương diên xem xét tài năng và năm cấp độ nhân tài trong bài là của Tăng Quốc Phiên (1811 - 1872) tên tự là Bá Hàm, hiệu là Điều Sinh, đỗ Tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một Nho gia lỗi lạc theo phái Đông Thành, nhân vật tiêu biểu của địa chỉ người Hán, sau được bổ nhiệm chức Nội các Học sĩ trong Triều đình Mãn Thanh.
(Nguồn: Wikipedia)