“Đừng vứt! Cho tôi đi!” Nói rồi Cảnh Y Nhân duỗi cánh tay nhỏ nhắn, tinh tế của mình ra.
“...” Người giúp việc có chút khó xử nhìn Lục Minh. “Đặt đàn xuống đi!“. Lục Minh dựa vào trụ đá trước đình hóng mát, anh nâng chén trà lên, thản nhiên ra lệnh. Người giúp việc đặt cây đàn lên bàn tròn trong đình hóng mát. Cảnh Y Nhân rút khăn ra phải hết bụi bẩn trên mặt đàn. “Đi lấy khăn lau tới đây!” Lục Minh ra lệnh cho cô giúp việc. Cô giúp việc lập tức đi lấy, một lát sau đã đưa tới. Chiếc đàn cổ được lau chùi sạch sẽ nhưng vẫn không thể che giấu được vẻ cũ kỹ, hư hỏng của thời gian. Cảnh Y Nhân không để ý, cũng không chê bai.
Đã bao lâu rồi cô không chạm vào đàn nhỉ?
Cảnh Y Nhân ngồi xuống như nước chảy mây trôi.
Đầu ngón tay cô nhảy múa trên dây đàn, ngón tay ngọc ngà tinh tế tựa như đang nhón lấy những bông hoa, trông vô cùng tao nhã động lòng người.
Tiếng nhạc mang hơi thở cổ điển đẩy du dương phát ra từ đầu ngón tay cô. Người giúp việc đứng bên cạnh vừa mới lau sạch đàn kinh ngạc nhìn cảnh Y Nhân. Loại đàn cổ khó như vậy mà cô Cảnh cũng biết đàn sao? Hơn nữa còn đàn hay như vậy!
Lục Minh cầm chén sứ đứng ở bên cạnh nhàn nhã dựa vào cột đá, yên lặng hưởng thụ lắng nghe... “Khúc Vị Ương” này là khúc nhạc Cảnh Y Nhân thích nhất.
Trong hoàng cung năm đó, khúc nhạc này không được phép biểu diễn, chỉ vì đây là khúc nhạc mà người dân già trẻ lớn bé của nước thù địch Khâu Sơn đều biết hát. Đối với nước Khâu Sơn, khúc nhạc này là biểu tượng của đất nước bọn họ. Cô chỉ dám tấu lên khúc đàn này sau khi được hoàng đế cữu cữu đưa cô xuất cung.
Một mình cô gảy đàn trong rừng sâu núi cao, nơi nước chảy qua cầu. Lần cô biểu diễn nhiều nhất chỉ sợ chính là năm cữu cữu đưa cô theo xuất binh đi đánh trận.
Ở khu rừng gần doanh trại binh lính của quân địch, cô không ngừng biểu diễn cả ngày lẫn đêm, cho đến khi những binh lính tới từ nơi xa xôi ngàn dặm kia bị gợi lên nỗi niềm thương nhớ quê nhà. Trong tình cảnh phải chịu khó khăn, cực khổ ở bên ngoài, cứ đếm đến là họ trộm rơi nước mắt.
Để không ai tìm thấy cô, hoàng đế cữu cữu đã tạo ra một mê trận trong rừng đào. Hơn nữa, doanh trại quân địch nằm ở nơi trũng thấp, với nguyên lý âm vọng”, tiếng đàn phát ra từ khắp bốn phía, căn bản không thể tìm được nguồn gốc của âm thanh. (*) Âm vọng: Sự phản xạ lại của âm thanh khi gặp vật cản. Cô một mình an toàn trong mê trận rừng đào ròng rã năm ngày. Sĩ khí quân địch giảm mạnh, không còn tâm trạng suy nghĩ tới việc chiến đấu nữa. Nhưng tới ngày thứ năm, vậy mà lại có người phá được ma trận hoa đào, tìm thấy cô. Cho tới giờ Cảnh Y Nhân vẫn còn nhớ, người của nước Khâu Sơn rất man rợ.
Vóc người hắn ta vạm vỡ, tóc được tết lại thành từng bím ở trên đầu trông như cái chổi lau nhà, trên mặt đeo một chiếc mặt nạ làm từ đồng xanh trông như quỷ Dạ Xoa cực kỳ hung ác. Hắn ta cưỡi một con ngựa chiến được trang bị chiến giáp màu đen tựa như Diêm La tới từ địa ngục, sát khí tỏa ra đủ để khiến lòng người phải run sợ.